Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018


Công Ty TNHH TM DV KT Công Nghiệp Toàn Phát Cung Cấp Xe Nâng Điện Đứng Lái Nâng Cao từ 1m đến 12m . Xe Luôn Có Sẵn Tại Kho Toàn Phát
Cung Cấp Dịch Vụ Cho Thuê Xe Nâng Dầu Điện Xăng Ga Các Loại
Cung Cấp Dịch Vụ Sửa Chữa Bảo Trì Bảo Dưỡng Xe Nâng Hàng
Bán Xe Nâng Các Loại
Mọi Thông Tin Xin Vui Lòng Liên Hệ
THU TÙNG 0932 155 468

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Nước cất châm ắc quy xe nâng là nước gì? Vì sao phải châm nước cất?



NƯỚC CẤT DÙNG CHÂM BÌNH ẮC QUY .
  • Nước cất là nước tinh khiết, hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ và vô cơ, đã được loại bỏ các ion kim loại thường thấy trong nước thông thường. Thường được điều chế bằng phương pháp chưng cất hoặc phương pháp lọc công nghiệp bằng những máy lọc chuyên dụng. Có 2 loại nước cất là loại nước cất 1 lần và nước cất 2 lần. Nước cất 1 lần thường được dùng trong các ngành công nghiệp vì nó đã đạt các chỉ tiêu cho yêu cầu sản xuất, nước cất 2 lần thường được sử dụng trong ngành y tế hoặc các lĩnh vực có đòi hỏi độ tinh khiết cao.
  • Nước cất dùng châm ắc quy thường được điều chế bằng phương pháp lọc công nghiệp vì nó cho hiệu suất cao và thời gian lọc nhanh, đáp ứng các chỉ tiêu trong lĩnh vực sản xuất ắc quy.
  • Đối với các loại ắc quy phải bảo dưỡng thường xuyên như ắc quy xe nâng, ắc quy xe Golf thì nước cất là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy. Nếu dùng nước cất đảm bảo đúng chỉ tiêu kỹ thuật sẽ giúp tuổi thọ ắc quy kéo dài gấp 2 lần so với nước thường hoặc nước có pha Acid với nồng độ thấp.
  • Nhà sản xuất ắc quy  đặc biêt khuyến cáo tuyệt đối không được châm thêm nước không tinh khiết, dung dịch Acid với nồng  độ thấp hoặc cao trong suốt quá trình bảo dưỡng, bổ sung nước cho ắc quy do bay hơi sau một số chu kỳ phóng sạc.
Tiêu chuẩn kỹ thuật nước cất 1 lần
  • 1. Hàm lượng cặn, SiO2 mg/l ≤ 1
  • 2. Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,05
  • 3. Sunfat (SO4), mg/l ≤ 1
  • 4. Clrua (Cl), mg/l ≤ 1
  • 5. Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,03
  • 6. Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,001
  • 7. Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,01
  • 8. Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 2
  • 9. pH 5,5-6,5
  • 10. Độ dẫn điện riêng, MS.cm-1 ≤ 5
  • 11. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤3
Vì sao phải châm nước cất 

Với loại ắc quy acid chì thì chúng ta phải thường xuyên kiểm tra mức nước dung dịch và châm nước kịp thời khi mực nước bên trong giảm xuống một mức nhất định. Bởi nếu không được bổ sung kịp thời ăc quy sẽ mất khả năng tích điện, dẫn đến giảm tuổi thọ của ắc quy.


Ngoài ra, một lưu ý nhỏ là:

+ Trước khi tháo các nắp ra cần vệ sinh sạch bên ngoài ắc quy tránh lọt các chất bẩn vào trong các ngăn của bình.
+ Chỉ thêm nước cất, tuyệt đối không châm thêm acid.
+ Không để dung dịch dưới mưc LOWER LEVEL, bởi khi sử dụng có thể xảy ra chát nổ.
+ Bạn cũng không được châm quá mức để tràn ra ngoài.


 Mọi thông tin khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn trực tiếp và hỗ trợ kỹ thuật : 
Ms Thu Tùng 0932155468
Hoặc mail : toanphat@xenangtoanphat.com.vn

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE NÂNG ĐIỆN

Bảo trì xe nâng là việc làm cần thiết trong quá trình sử dụng cũng như kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị, bình ắc quy . Việc bảo trì xe nâng điện là một điều cần thiết và cần diễn ra xuyên suốt trong quá trình sử dụng chứ không phải đến lúc xảy ra sự cố mới quan tâm.Nhưng làm sao để biết được thời gian khi nào là cần thiết cho việc bảo trì hay quá trình bảo trì cần phải làm gì, thay thế gì để tốt cho xe và bình ắc quy. Hiểu rõ vấn để đó nên chúng tôi cung cấp cho quý khách thời gian cũng như công việc cụ thể của quá trình bảo trì xe nâng điện của công ty chúng tôi như sau : 

1) Vệ sinh xe nâng (vệ sinh khô, dùng xăng ,dầu hóa chất tẩy vết dơ, ten rỉ sét).

2) Vệ sinh bình acquy, kiểm tra nước bình , châm nước bình acquy nếu bình thiếu nước.

3) Kiểm tra hệ thống sạc bình , khi bình đầy có chức năng tự động ngắt hay không. Nếu chức năng này hư, ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình.

4) Bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe

5) Kiểm tra hệ thống thủy lực, van, ống dẫn nhớt, kiểm tra nhớt thủy lực nếu thiếu thì châm thêm, trường hợp nhớt thủy lực không thể sử dụng được thì phải thay thế.

6) Kiểm tra động cơ chạy và hệ thống thủy lực phần nâng hạ, bơm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn, các cơ cấu chuyển động .

7) Vệ sinh các board mạch điện tử, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, nêú có hiện tượng hư hỏng thì thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất.

8) Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, còi.

9) Kiểm tra hệ thống trợ lực lái, chuyển động của hệ thống trợ lực lái, bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.


Hướng dẫn hệ thống nạp và hệ thống bình điện xe nâng
1. Hệ thống sạc bình :

    - Do bộ nạp này dùng điện 3 pha 200V, vì thế quý khách để sử dụng bộ nạp này phải dùng qua bộ biến áp từ 3 pha 380V xuống 3 pha 200V.
    - Công suất của biến áp phải từ 8 kVA đến 10 kVA là đủ
    - Thời gian nạp bình an toàn là từ 4h đến 6h / 1 lần sạc.



2. Hệ thống bình acquy

    Để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của hệ thống bình quý khách cần tuân thủ các quy tắc sau đây :
    - Nhiệt độ của bình acquy khi nạp không quá 50 °C
    - Không nạp acquy gần nguồn lửa để đề phòng cháy nổ
    - Trước và sau khi nạp nếu thấy mức dung dịch giảm, thì có thể bổ sung thêm nước cất cho đồng đều ở các hộc bình (chú ý vạch UPPER).
    - Không đậy nắp các hộc bình trong khi nạp bình.
    - Thường xuyên kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân (axit sunfurit - H2SO4 loãng), tỷ trọng chuẩn là 1,28g. Không nên dùng dung dịch điện phân có tỷ trọng cao quá hoặc thấp quá vì sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình.
    - Sau khi nạp xong thì đậy các nắp hộc bình và có thể vệ sinh khô hoặc 
ướt



HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI BẤT CỨ KHI NÀO BẠN CẦN :
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH

MỌI THÔNG TIN XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH TM DV KT CÔNG NGHIỆP TOÀN PHÁT
107/33 Đường TTH21, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP HCM
ĐT: 0932 155 468 – Fax: 02835.977.849
Mail: toanphat@xenangtoanphat.com.vn
Skype : congtytoanphat2
NGƯỜI LIÊN HỆ :Thu Tùng 0932 155 468

CÁC QUY TRÌNH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG XE NÂNG DẦU, XĂNG-GA

Bảo dưỡng xe nâng dầu, xăng -ga theo định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo xe luôn vận hành trơn tru và bền bỉ. Tuy nhiên, quy trình bảo dưỡng xe nâng đúng chuẩn không phải ai cũng biết.
Trước tiên người tài xế sẽ thực hiện công việc kiểm tra tổng thể về nhớt máy, nhớt hộp số, dầu thủy lực, hệ thống nước làm mát, độ mòn của lốp xe, áp suất xe nâng và cuối cùng là hệ thống điện, đèn, còi. Nếu không kiểm tra trước khi vận hành sẽ không phát hiện kịp thời những hư hỏng và gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, thậm chí gây tai nạn trong quá trình làm việc.

Bảo dưỡng xe nâng dầu, xăng -ga không chỉ giúp xe vận hành êm ái và an toàn mà còn tăng tuổi thọ cho động cơ. Vì vậy, việc bảo dưỡng xe là cấp thiết với quy trình đơn giản như sau:
Các tiến trình bảo dưỡng xe nâng dầu, xe nâng gas, xe nâng chạy xăng.
  • Vệ sinh lọc gió (sau khi sử dụng khoảng 70 giờ).


  • Thay nhớt máy sau khi sử dụng liên tục 170 giờ (giờ hiển thị ở đồng hồ tắp lô xe).
  • Nhớt máy là nhớt 40. Thay 8 lít nhớt cho một lần thay.
  • Sau hai lần thay nhớt máy là một lần thay lọc nhớt.
  • Sử dụng liên tục khoảng 1.000 giờ  thay lọc dầu một lần.
  • Sử dụng khoảng 20.000 giờ, chúng ta kiểm tra nhớt thủy lực nếu thấy nhớt bị đổi thành màu đen thì chúng ta thay nhớt thủy lực. Nhớt thủy lực là nhớt 10. Thay khoảng 50 lít.
  • Nhớt hộp số là nhớt 90. Sau khi sử dụng khoảng 20.000 giờ ta thay nhớt hộp số (Nhớt hộp số chung nhớt cầu). Dầu thắng là dầu 3-2. Chúng ta phải thường xuyên kiểm tra dầu thắng nếu thấy dầu đổi màu thì chúng ta cần thay dầu thắng.

  • Sau mỗi lần bảo dưỡng xe chúng ta phải bơm mỡ cho xe và vô nhớt xích nâng, đồng thời phải vô mỡ cho tất cả bạc đạn bánh xe.
Chúng ta cần phải kiểm tra thường xuyên mỗi buổi sáng trước khi vận hành xe như sau:
  •     Kiểm tra nhớt máy.
  •     Kiểm tra nước ở két nước.
  •     Kiểm tra dầu thắng.
  •     Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn…
  •     Kiểm tra hệ thống ống nhớt thủy lực, các xích nâng, …

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI BẤT CỨ KHI NÀO BẠN CẦN
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH
MỌI THÔNG TIN XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TM DV KT CÔNG NGHIỆP TOÀN PHÁT
107/33 Đường TTH21, P.Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh

Điện Thoại : 0932 155 468 – Fax: 02835.977.849
Mail: toanphat@xenangtoanphat.com.vn
Skype : congtytoanphat2
NGƯỜI LIÊN HỆ :Thu Tùng 0932 155 468

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Nguyên nhân hư hỏng ty ben thuỷ lực và cách khắc phục


Ty ben thủy lực trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những sự cố, mà sự cố phổ biến nhất là tụt áp suất, hoặc chảy(xì dầu).
Xylanh thủy lực trong quá trình làm việc gặp một số sự cố như tuột áp lực, xì dầu thậm chí làm không làm việc được. 

  NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG BEN THUỶ LỰC :

 Bề mặt cần xylanh thủy lực trong quá trình sử dụng gặp sự cố như :
• Trầy xước
• Rỗ mọt         
 • Rỉ Sét
 - Vỏ xi lanh thủy lực bị trầy xước, rỗ bề mặt.
 - Seal phớt trong quá trình sử dụng bị mòn, đứt gãy, nứt.
 Đây chính là các nguyên nhân dẫn đến việc xylanh thủy lực gặp sự cố
Bụi Bẩn: Các bụi bẩn ngoài môi trường hoặc các bụi bẫn từ dầu thủy lực đặc biết là cát, tích hợp lên Seal phôt thủy lực lâu ngày khiến cho bề mặt cần xy lanh bị trầy xước.

  • Môi Trường quá khắc nghiệt: một số cần xy lanh thủy lực làm việc ngoài không khí trong thơi gian dài, hoặc tại những môi trường khắc nghiệt như ngoài biển với nống độ muối cũng như ẩm trong không khí cao, gây hiện tượng ăn mòn cục bộ hoặc toàn bề mặt làm việc của cần xy lanh.
  • Vận Hành Sai: Ty ben thủy lực vận hành sai nguyên tắc, dẫn đến tình trạng quá tải hoặc bị va đập vật lý khiến cần xy lanh bị trầy xước, cong, hoặc nứt gãy.



PHƯƠNG PHÁP BẢO TRÌ TY BEN THỦY LỰC:

Từ các nguyên nhân gây hư hỏng trên chúng ta cần phải định kì bảo trì cho ty ben thủy lực như sau:
1. Đối với các vết xước sâu chúng ta sử dụng phương pháp hàn đắp không làm biến đổi cấu trúc vật liệu, sau đó tiến hành gia công trên máy tiện và máy mài để có được kích thước đồng đều.
2. Đối với các vết rỗ mọt và rỉ sét lâu ngày bắt buộc phải mài cho hết vết rỗ và mạ phục hồi đường kính cũ.
3. Đối  với Vỏ xy lanh thủy lực bị rỗ hoặc xước bắt buộc chúng ta phải Doa Bóng lại, tùy vào kích thước mà lựa chọn phương pháp mạ phục hồi hay là nâng thông số Piston.
 4.Các vấn đề Seal Phớt chúng ta tiến hành thay thế.


 Đối với ty ben thủy lực. Yêu cầu lớp mạ crom phải có những rãnh nứt tế vi để tào điều kiện cho các phân tử dầu đi qua, hạn chế ma sát với seal phớt.
 Mỗi giai đoạn có một quy trình xử lý riêng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, phục hồi và nâng cao năng suất của máy móc thiết bị....
 Trong ngành gia công chế tạo cơ khí nói chung và cơ khí thủy lực nói riêng nhằm đáp ứng đòi hỏi của máy móc là cần độ chính xác cao để chịu được tải trọng lớn, tốc độ cao, áp lực và nhiệt độ lớn. Các trục ty ben, trục xylanh thủy lực,  trục khủy, Piston, lô cán....Qua thời gian sử dụng trong quá trình hoạt động sẽ bị mòn, trầy xước bề mặt...kích thước sẽ bị thay đổi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của trục và máy móc liên quan. Bởi vậy, cách khắc phục phổ biến và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay là phục hồi xử lý bề mặt,mài, mạ crôm phục hồi kích thước trục và tạo độ sáng bóng,độ cứng chịu lực cho sản phẩm chuyên dụng.


Xi ma crom cứng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vì nó mang lại nhiều tính chất ưu việt cho bề mặt các chi tiết máy mà bản thân vật liệu này không có. Ngoài độ cứng cao ra lớp xi mạ crom cứng đồng thời còn rất bền với ăn mòn, chống mài mòn rất tốt, bề mặt trơn nhẵn và rất đồng đều, khó thấm ướt, hệ số ma sát nhỏ, gắn bám tốt Nhờ các tính chất này, lớp Crom cứng đã làm cho bề mặt các chi tiết máy trở nên tốt hơn và rất đồng nhất về chất lượng, khiến cho thời hạn làm việc của chúng với độ chính xác cao được kéo dài. 


   Lớp mạ crom có thể dày lên từ 10 µm – 1000 µm, bề mặt phủ bóng chống oxi hóa bền bỉ cho sản phẩm, và có tính  năng trang trí cao cấp, độ bám cao thích hợp cho các chi tiết máy ngành thủy lực, cao su, đóng gói bao bì, ngành in ấn,nghành ép nhựa và khuôn mẫu các loại,các sản phẩm phục vụ nghành công nghiệp nặng nói chung…


Định kỳ kiểm tra vệ sinh ty ben thủy lực, tránh để cát bụi đóng cặn trong seal phôt thủy lực. Tiến hành thay thế ngay khi Seal Phơt bị hỏng hóc.
Định kỳ vệ sinh lọc dầu.Đối với các ty ben thủy lực không hoạt động, cần phải vệ sinh định kì tránh việc rêu mốc đóng trên các thành xy lanh.
Khi phát hiện hư hỏng cần phải ngưng hoạt động thiết bị và tiến hành bảo trì ngay, tránh tình trạng cố sử dụng khiến thiết bị hư hỏng nặng hơn đến mức không thể sửa chữa.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

*** Tiêu chí chọn xe nâng hàng chui container ***


Xe nâng hàng làm việc được trong container đó là “xe chui công, hay xe chui container”. Ngoài chức năng bốc xếp hàng hóa trong kho xưởng như bình thường, chiếc xe chui container còn bốc xếp hàng vào trong container và ngược lại bốc rút hàng từ container xuống.


Tiêu chí chọn xe nâng hàng chui container như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Kích thước container

Kích thước container chính là một trong những tiêu chí đầu tiên giúp bạn chọn xe nâng hàng phù hợp nhất.

Container được phân loại theo mục đích sử dụng (Mục đích sử dụng khác nhau thì cách thiết kế cửa hoặc hình dáng có khác nhau) hoặc theo kích thước.

Theo kích thước (chiều dài) có 3 loại: container 20ft (6,1 m), 40 ft (12,2 m) và 45 ft (13,7 m)

Như vậy, để thể chui được vào trong container thì chiều cao tổng thể của xe nâng và chiều cao khung khi hạ phải nhỏ hơn 2280 mm.

2. Các thông số kỹ thuật cần chú ý để chọn được xe nâng hàng chui container

Để chọn xe nâng hàng có thể chui vào container chúng ta quan tâm thông số: chiều cao tổng thể của xe (Overhead Guard Height) và Chiều cao khung khi hạ (Mast Lowered Height). Hai thông số này cần phải đảm bảo nhỏ hơn 2280 mm để có thể làm việc tốt.

Sau khi chọn được xe nâng chui container, bạn cần phải quan tâm các thông số và đặc điểm sau để đánh giá khả năng làm việc trong container của xe.Có 3 loại khung là: V, FV và FSV với độ cao nâng hạ khác nhau cho phép bạn tự do lựa chọn.

– Đối với các xe nâng hàng
nhập khẩu khung V, có độ nâng tự do (Free lift) từ 110 đến 150 mm, khi chui được vào container thì có thể lấy hàng ở tầng 1

– Chiếc xe nâng hàng chuyên làm việc trong container nếu nó lấy hàng được ở tầng 2 container. Đối với hãng xe nâng
nhập khẩu Khung FV được thiết kế cho xe nâng chuyên chui công với độ nâng tự do (free lift with standard Load Backrest) từ 780 mm đến 1200 mm, nghĩa là nó lấy hàng nằm trong container ở độ cao dưới 780 mm đến dưới 1200 mm (tùy vào loại chiều cao nâng của khung)

– Nếu hàng hóa được xếp trong container thành 3 tầng, thì Mitsubishi có giải pháp xe nâng khung FSV giúp lấy hàng dễ dàng từ tầng 3 container với độ cao từ 580 mm đến 1030 mm ( tùy vào chiều cao nâng của khung)

3. Thiết bị/phụ kiện hỗ trợ xe nâng làm việc trong container

a. Hệ thống điều khiển vị trí nĩa xe nâng hàng (Fork positioner)

Đối với 1 đơn vị sử dụng nhiều loại pallet với nhiều kích thước khác nhau, việc sử dụng hệ thống điều khiển vị trí nĩa (Fork Positioner) đem lại sự thống nhất trong việc thay đổi khoảng cách giữa nĩa sao phù hợp với pallet một cách giản đơn và nhanh chóng. Và tất nhiên, khi hàng hóa trên container bao gồm nhiều loại khác nhau, kê trên các loại pallet khác nhau thì Fork positioner là một trong những phụ kiện xe nâng hàng cần thiết

b. Hệ thống dịch nĩa xe nâng hàng (Sideshifter)

Việc lấy hàng hóa ở góc sẽ luôn là một trở ngại đối với mọi chiếc xe nâng hàng thông dụng nếu không có hệ thống dịch nĩa sideshifter. Đưa nĩa về cùng 1 bên để có thể lấy hàng trong góc là tính năng vượt trội của hệ thống này và thường được trang bị cho chiếc 
xe nâng hàng chui container.

Có thể lắp cả 02 hệ thống điều khiển vị trí nĩa (Fork positioner) và hệ thống dịch nĩa (Sideshifter) cho 1 chiếc xe nâng để tối ưu khả năng và công suất làm việc


*** Tìm hiểu về xe nâng điện 1,5 tấn ***


Xe nâng điện 1.5 tấn  hay còn được gọi là xe nâng điện 1500kg, đây là loại xe tự động hoàn toàn sử dụng điện để nâng hàng hóa, từ điểm này tới điểm khác. Xe nâng điện có bình điện làm đối trọng, do vậy nó có thể dùng được cho tất cả các loại Pallet.

Xe nâng hàng bằng điện 1.5 tấn là xe dùng ắc quy hoặc cắm điện để thay cho sức người khi muốn nâng hạ hàng hóa. Xe sử dụng hai mô tơ, mô tơ di chuyển dành cho việc di chuyển hàng hóa và mô tơ nâng hạ dành cho việc nâng hạ. Nếu như sử dụng cả 2 mô tơ cho việc di chuyển, nâng hạ thì được gọi là xe nâng tự động hay xe nâng điện.

Xe nâng 1.5 tấn có những loại nào?

Xe nâng bằng điện 1.5 tấn có rất nhiều kiểu dáng như đứng lái, ngồi lái và cũng có nhiều thương hiệu lớn nhỏ khác nhau từ châu Âu cho đến Trung Quốc.

Xe nâng bằng điện 1.5 tấn đứng lái: Xe được thiết kế chuyên dùng cho các nhà khó, phân xưởng có diện tích hẹp. Xe được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, động cơ di chuyển khỏe, bơm thủy lực hoạt động với hiệu suất cao. Xe rất thân thiện với môi trường, dễ dàng điều khiển cũng như bảo trì.

Xe nâng điện ngồi lái 1.5 tấn: Xe hoạt động theo hình thức ngồi lái và điều khiển trên buồng của lái xe. Xe có tầm nhìn thoáng, giúp các thao tác được thực hiện chính xác và nhanh gọn. Các chức năng di chuyển và nâng hạ hoàn toàn bằng điện, giúp giải phóng sức lao động của con người, giảm bớt thời gian làm việc, từ đó hiệu quả công việc được nâng cao.

Một vài thông tin tham khảo xe nâng 1.5 bằng điện

Tải trọng nâng: 1.5 tấn

Kiểu vận hành : Đứng lái, Ngồi lái, Reach Truck ngồi lái, BT cao, BT thấp


Chiều cao nâng: 3m 4m 5m
6m

Ắc quy sạc:
24v, 48v

Kích thước càng: 10
70mm, 2000mm, 3000mm, 4000mm…

Hãng sản xuất:
Komatsu, Toyota, Nichiyu, TCM, Nissan, Mitsubishi…

Xuất xứ: Nhật Bản

Ưu điểm vượt trội của xe nâng điện 1.5 tấn
Đa số các khách hàng mua sản phẩm xe nâng điện về để vận chuyển hàng hoá từ các pallet bên ngoài vào kho hoặc xuất nhập hàng đi lên container các xe tải…

Xe có kích thước nhỏ gọn chính vì vậy bạn có thể dễ dàng di chuyển mà không sợ va chạm với hàng hóa xung quanh, thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa từ xưởng ra tới kệ, giá đỡ.

Xe vận hành linh hoạt, tốc độ nâng hạ hàng hóa nhanh, an toàn đối tuyệt đối với người với hàng hóa và hoạt động ở cường độ cao.

Khi sử dụng xe điện 1.5 tấn sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu do chạy bằng điện

Bảo dưỡng, sửa chữa nhanh chóng đơn giản chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp đã mua bán xe nâng loại này.

Một ưu điểm khác của loại xe này đó chính là khi vận hành không xả ra khói bụi, tiếng ồn và nhiệt.

Xe nâng điện có giá thành hợp lý, sử dụng thu hồi vốn nhanh.

Xe có thể hoạt động tốt trong mọi môi trường, vì vậy bạn có thể sử dụng ở bất cứ đâu và sử dụng ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt.

*** Tìm hiểu về xe nâng dầu, xe nâng xăng và xe nâng gas ***


Xe nâng ngày nay đã không còn quá xa lạ với doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, chuyên chở hàng hóa. Trên thị trường có khá nhiều loại xe nâng với những công dụng và ưu điểm khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu về xe nâng dầu, xe nâng xăng và xe nâng gas nhé!

Xe nâng dầu :

Đây là loại xe phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng để nâng hạ hàng hóa. Xe nâng chạy bằng dầu có thể làm việc và hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không làm giảm hiệu suất làm việc. Xe cũng làm việc được trong mọi điều kiện môi trường, thời tiết khác nhau, phạm vi sử dụng xe rộng rãi, không chỉ trong các nhà kho, bãi chứa mà còn cả ở các cảng biển, bến hàng.

Song xe thường tạo ra tiếng ồn lớn, lượng khí thải độc hại thải ra ngoài nhiều làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Xe cần một khoảng diện tích rộng mới có thể xoay trở được nên ít nhiều ảnh hưởng đến quy trình làm việc.

Dù chất lượng không thể chê vào đâu được nhưng cũng chính vì xe nâng động cơ dầu có tỷ số nén, vật liệu cũng như quy trình công nghệ sản xuất phức tạp nên giá thành sẽ đắt hơn so với những loại khác.

Xe nâng xăng :

Giống như 
xe nâng dầu, xe nâng xăng hoạt động bền bỉ trong thời gian lâu mà không làm giảm hiệu suất công việc, môi trường làm việc đa năng.

Sử dụng xe nâng có động cơ xăng sẽ giảm được lượng khí thải phát ra ngoài và giảm tiếng ồn tối đa. Quá trình cung cấp nhiên liệu sẽ tạo hỗn hợp cháy trên đường ống dẫn dầu, không khí và nhiên liệu được đưa vào động cơ nhằm thực hiện chu kỳ nén kích nổ nên xe luôn tồn tại hệ thống đánh lửa. Do vậy, mức tiêu hao nhiên liệu cao sẽ cao hơn so với xe sử dụng động cơ dầu hay gas.

Cả xe nâng chạy bằng dầu và xe nâng xăng đều sử dụng nhiên liệu hóa lỏng, động cơ đốt trong và vận hành theo chu kỳ nạp, nén, nổ, xả tương ứng với 2 vòng quay của trục khuynh động cơ.

Xe nâng gas :

Xe nâng hàng bằng gas thường có kết cấu nhỏ gọn, dễ sử dụng hơn so với xe nâng động cơ diesel, xe được thiết kế phù hợp với sân, kho bãi do lốp xe và khung gầm nhỏ làm thu hẹp khoảng cách giữa các bánh xe.

Xe nâng chạy bằng gas khá êm ái, mùi của khí thải cũng ít gây khó chịu hơn xe sử dụng động cơ đốt trong. Bộ chuyển đổi xúc tác hoạt động hiệu quả hơn do chứa khí nén có nhiệt độ cao, đặc tính hoạt động của xe, tốc độ di chuyển, tốc độ gia tốc, tốc độ nâng nhờ vậy cũng tốt hơn so với xe nâng điện hay xe nâng dầu.

Xe nâng bằng gas khá rẻ nhưng chi phí bảo trì và chi phí cho nhiên liệu rất tốn kém. Nhiên liệu gas thường hết đột ngột mà không thông báo trước cho các bộ phận liên quan nên ảnh hưởng đến quy trình làm việc, có thể bị ngắt quãng nếu không dự trữ gas kịp thời. Ngoài ra, gas dễ bị rò rỉ từ hệ thống động cơ và truyền động gây nguy hiểm cho người lái và cả những người xung quanh.

3 loại xe nâng ở trên đều đòi hỏi kỹ năng lái xe của người lái cao hơn so với xe nâng chạy bằng điện. Việc sử dụng bàn đạp, ly hợp hay điều khiển càng nâng cho phép tốc độ kéo chậm và tốc độ nâng cao không cần thiết khi vận hành.

Mỗi loại 
xe nâng dầu, xe nâng điện, xe nâng chạy bằng gas đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và thuyết phục được doanh nghiệp về sự tiện dụng cũng như lợi ích riêng của nó. Hi vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những sự lựa chọn đúng đắn.


Mọi thông tin xin liên hệ :


CÔNG TY TNHH TM DV KT CÔNG NGHIỆP TOÀN PHÁT
107/33 Đường TTH21, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP HCM
ĐT: 0932 155 468 – Fax: 02835.977.849
Mail: toanphat@xenangtoanphat.com.vn
Skype : congtytoanphat2
NGƯỜI LIÊN HỆ :
 Thu Tùng 0932 155 468

*** Những điều cần biết về xe nâng hàng***


Xe nâng hàng là thiết bị vận chuyển hàng hóa, vật liệu từ một vị trí ban đầu sang vị trí mới, xe được sử dụng nhiều tại các công xưởng, nhà máy giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhân công lao động. Vậy xe nâng có những đặc điểm và cấu tạo gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Cấu tạo của xe nâng :

Xe nâng có 9 bộ phận cơ bản

Càng nâng: thường được chế tạo từ thép đặc biệt siêu bền, được gia công cẩn thận để đạt độ cứng tối đa. Càng được móc treo vào bàn trượt và được cố định bằng thanh gài. Chiều dài của càng nâng đa dạng, phụ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp sao cho phù hợp với loại hàng hóa mà công ty muốn vận chuyển. Tất cả các loại càng được được sản xuất theo tiêu chuẩn và quy trình chung, đảm bảo vận hành tối ưu. Càng nâng có nhiệm vụ nâng đỡ hàng hóa, kết nối các bộ phân khác của xe

Bàn trượt: Được gắn với nĩa nâng, di chuyển dọc theo khung nâng nhờ xi lanh nâng và hệ thống xích tời. Trong tải nâng càng lớn thì yêu cầu bàn trượt càng phải có kích thước lớn và có độ dày phù hợp.

Bàn trượt: Gồm vòng bi và kết cấu thép, được chế tạo bằng thép chịu lực và gia công chính xác để không bị sai lệch khi nâng hạ hàng hóa.

Khung nâng: Gồm các khung lồng với nhau, tạo độ chắc chắn khi nâng hàng hóa, đồng thời giúp cho xe nâng hàng có thể nâng được lên cao hơn so với độ nâng tối đa của xe. Bộ khung nâng gồm từ 2-3 khung nâng.

Xilanh nâng: Thường có cấu tạo 2 loại, xi lanh nâng có lỗ rỗng ở trong Pitons và xilanh không có lỗ rỗng. Cơ chế hoạt động của xilanh nâng là nhờ hệ thống truyền lực qua bộ phận xích kéo giá nâng hàng, do vậy, xilanh nâng phải được thiết kế sao cho cứng cáp và chịu được áp lực của hàng hóa.

Xilanh nghiêng: Là thiết kế đặc biệt để làm nghiêng khung nâng về phía trước hoặc phía sau từ 6 – 12 độ, giúp nâng hạ linh hoạt để hàng hóa không bị rơi ra ngoài khi thay đổi hướng di chuyển đột ngột.

Hệ thống di chuyển phía trước: Có cấu tạo đơn giản và dễ sửa chữa.

Đối trọng: Là khối gắn phía sau khung xe nâng, dùng để dỡ bỏ đối trọng tải.

Thùng chứa nhiên liệu xe: Với các loại 
xe nâng hàng sử dụng động cơ diesel sẽ có thùng chứa được sản xuất theo quy chuẩn nhất định, dung tích nhiên liệu chứa trong thùng đủ cho xe hoạt động cả ngày, đảm bảo quy trình vận hành của xe nâng.

Hệ thống di chuyển phía sau: Gồm lốp và xi lanh lái tổng thành được điều khiển bằng vô lăng qua hệ thống thủy lực. Lốp xe có nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau phụ thuộc vào từng xe nâng với trọng tải của nó.

Các loại xe nâng hàng hiện nay

Xe nâng tay :

Có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ nhất trong các loại xe nâng. Xe hoạt động bằng tay là chủ yếu với 2 loại là xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao.

Xe nâng tay cao có chiều cao nâng tối đa 3.5m, trong tải nâng tối đa là 2.5 tấn. Xe nâng tay thấp nâng tối đa khoảng 200mm, chủ yếu nâng pallet chứa khối lượng hàng hóa từ 2.5 đến 5 tấn.

Xe nâng điện :

Sử dụng điện năng làm nguồn nhiên liệu để di chuyển, xe nâng điện có bình điện làm đối trọng nên có thể dùng được cho các loại pallet.

Xe nâng điện gồm xe nâng điện tự động và xe nâng bán tự động

Xe nâng dầu và xe nâng xăng ga :


Xe nâng dầu sử dụng động cơ đốt trong để thực hiện vận chuyển và di chuyển hàng hóa. Xe chở được khối lượng hàng nặng có trọng tải lớn mà các loại xe khác không thể làm được.

Một số xe có trọng tải lớn ngoài vận chuyển hàng hóa ở nhà kho, xí nghiệp còn được dùng ở các cảng biển, bến tàu, phục vụ nâng hạ container.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về 
xe nâng hàng, doanh nghiệp có nhu cầu mua xe có thể tìm hiểu những thông tin trên để đưa ra quyết định đúng đắn nhất .


Mọi thông tin xin liên hệ :


CÔNG TY TNHH TM DV KT CÔNG NGHIỆP TOÀN PHÁT
107/33 Đường TTH21, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP HCM
ĐT: 0932 155 468 – Fax: 02835.977.849
Mail: toanphat@xenangtoanphat.com.vn
Skype : congtytoanphat2
NGƯỜI LIÊN HỆ :
 Thu Tùng 0932 155 468

Toàn Phát Cung Cấp Xe Nâng Hàng Các Loại Từ 1 Đến 3 Tấn Qua Sử Dụng

Toàn Phát chuyên cung cấp xe nâng hàng các loại với các dòng xe nhập khẩu từ Nhật Bản như Komatsu, Toyota, Nissan, TCM, Misubishi, Tailift ,...